Gà ri là một trong những giống gà phổ biến tại Việt Nam, được nuôi chủ yếu ở các tỉnh thành phía Bắc. Giống gà này có một số đặc điểm nhận biết khá điển hình và dễ dàng phân biệt với những giống gà khác. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng SV388 tìm hiểu chi tiết về giống gà ri thuần chủng này nhé!
Nguồn gốc của giống gà ri thuần chủng
Gà ri thuần chủng được xem là một giống gà cổ, được cho là đã xuất hiện từ khoảng 3000 năm trước. Tam Đảo, Hòa Bình và khu vực Ba Vì được coi là những nơi đầu tiên biết cách chăm sóc gà ri thuần chủng. Tuy nhiên, ở thời điểm đầu do hạn chế về kỹ thuật chăn nuôi nên gà ri có kích thước nhỏ và trọng lượng không lớn.
Trải qua thời gian dài, mãi đến những năm đầu thế kỷ 19, các kỹ sư và chuyên gia nông nghiệp của Pháp đã lai tạo giống và đưa vào phổ biến trong chăn nuôi. Chính bởi vậy nên giống gà ri hiện nay ít có gen thuần chủng nhưng lại có kích thước to hơn.
Các đặc điểm nhận biết gà ri thuần chủng
Đa phần các giống gà ri hiện nay không còn thuần chủng và được lai tạo nhiều nhằm tạo ra giống gà có năng xuất cao hơn. Đặc điểm nhận biết giống gà ri thuần chủng có thể bao gồm các tiêu chí sau:
Gà ri còn được gọi với cái tên khác là gà ri vàng rơm bởi lông của gà mái có màu vàng rơm, vàng vàng đất hoặc nâu nhạt. Trên lông có những đốm đen, đặc biệt là đốm đen ở cổ, đuôi, đầu và phần cánh. Còn gà ri con trống có lông màu đỏ thẫm, phần đuôi và cánh có màu đen ánh xanh. Mào gà có màu đỏ tươi và có răng cưa, trong khi phần chân, mỏ và da có màu vàng nhạt.
Gà ri thuần chủng có thân hình nhỏ bé và chân ngắn. Một con gà ri giống mái trưởng thành có cân nặng chỉ từ 1 đến 1.2 kg. Còn gà trống trưởng thành có cân nặng từ 1.2 đến 1.6 kg. Sản lượng trứng của các giống gà ri thuần chủng cũng không cao, chỉ từ 100 đến 120 trứng/năm.
Đây là một số đặc điểm nhận dạng đối với giống gà ri thuần chủng. Tuy nhiên, giống gà ri thuần chủng cũng có một số những đặc điểm tương đồng với những giống gà khác. Do đó, người chăn nuôi chưa có kinh nghiệm rất khó để phân biệt với những giống gà ri đã được lai tạo.
Xem thêm:
- Những thuật ngữ trong đá gà phổ biến nhất hiện tại
- Chế độ ăn cho gà chọi đúng cách
- Tổng hợp các loại gà tre đẹp
Thức ăn cho gà ri thuần chủng
Để gà được sinh trưởng và phát triển đầy đủ, cho năng xuất cao thì thức ăn là yếu tố thứ 2, chỉ sau yếu tố về giống. Thức ăn cho gà ri thuần chủng nên là các loại ngũ cốc và thực vật chẳng hạn như lúa, cám, kê hoặc các loại rau củ như ngô, khoai,…
Việc sử dụng cám công nghiệp sẽ giúp gà nhanh lớn nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng thịt của gà. Lưu ý rằng, bất kỳ loại thức ăn nào cho gà cũng cần phải sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh.
Ngoài thức ăn cho sẵn, gà ri cũng có thể thả vườn hoặc thả đồi để kiếm thức ăn tự nhiên. Việc thả đồi không chỉ giúp gà tự kiếm thức ăn mà còn giúp đàn gà được vận động thường xuyên, làm tăng chất lượng gà thịt.
Điều kiện chăn nuôi gà ri thuần chủng
Giống gà ri thuần chủng thích hợp để thả vườn hoặc thả đồi thì sẽ cho chất lượng thịt và năng suất trứng cao hơn. Tuy nhiên, việc nuôi gà ri theo hướng công nghiệp cũng được phổ biến bởi đây là giống gà không xuất hiện tình trạng mổ nhau.
Nếu chăn thả vườn thì lưu ý chăn thả ở những địa hình không quá dốc, không bị ngập úng. Còn khi chăn thả ở điều kiện chuồng nuôi thì chuồng nuôi cần đảm bảo thông thoáng và thay chất độn chuồng đều đặn để ngăn ngừa các mầm bệnh sinh sôi.
Tổng kết
Nội dung bài viết trên đây của chúng tôi đã chia sẻ chi tiết đến các bạn về giống gà ri thuần chủng cũng như những đặc điểm nhận dạng và thức ăn dành cho gà ri. Theo dõi thường xuyên website của chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất về các giống gà và cách chăm sóc, đặc điểm nhận dạng.
- Phương pháp – kỹ thuật gấp thếp trong cá cược là gì? - 06/11/2022
- Giới thiệu về giống gà Ri thuần chủng - 31/10/2022
- Sư kê Lão Ngoan Đồng nổi danh với các trận đấu gà bạc tỷ - 11/07/2022